KINH NGHIỆM DU LỊCH KIÊN GIANG
1. LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC - KIÊN GIANG:
Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang hàng năm được tổ chức vào những ngày 26, 27, 28 tháng Tám âm lịch, người dân khắp nơi tụ về TP. Rạch Giá (Kiên Giang) nơi có ngôi đình thần thờ cụ Nguyễn Trung Trực, thắp nén hương tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ đến công lao của người anh hùng áo vải.
Không gian của lễ hội cũng được mở rộng hầu hết các địa điểm vui chơi, giải trí trong nội của TP. Rạch Giá với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Nét độc đáo và riêng biệt của Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là những người đến đình cúng, viếng, chiêm bái không chỉ được ăn, uống, xem văn nghệ miễn phí, mà còn được ngủ nghỉ, khám bệnh bốc thuốc miễn phí.
Bà Nguyễn Thị Dung, người phụ trách hậu cần cho biết, gần đến lễ hội, các tổ chức xã hội, mạnh thường quân gửi hàng trăm m3 củi, 300 bao trấu, 10 tấn đậu nành, 100 tấn gạo, 400 tấn rau củ quả các loại... Ban bảo vệ di tích bố trí 4.500 người làm công quả đủ sức phục vụ cơm chay cùng lúc 2.500 người.
Số lượng người về dự lễ hội Nguyễn Trung Trực tăng lên hàng năm, các nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn TP. Rạch Giá cũng kín chỗ. Để thu hút du khách, giữ hình ảnh của lễ hội, ngành văn hóa du lịch và chính quyền địa phương đã vận động các khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ vui chơi không tăng giá dịch vụ.
Tại các cơ quan đơn vị, cơ sở thờ tự ở TP. Rạch Giá đã rộng cửa đón khách thập phương. 145 năm trôi qua kể từ ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh, trước đây là lễ giỗ nay đã trở thành một lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân Nam Bộ.
Thời gian đã minh chứng, sự kiện này đã tự thân lan tỏa và có sức sống lâu bền trong đời sống nhân dân đương đại. Vì vậy, để lưu giữ đồng thời phát huy di sản phi vật thể quý giá, tỉnh Kiên Giang đã đi đúng hướng khi mạnh dạn xã hội hóa, đưa tài sản này về với nơi đã bắt nguồn và sản sinh ra nó.
Bạn có thể tham khảo tour: mekongsongtien.com
2. DU LỊCH PHÚ QUỐC - KIÊN GIANG:
Hòn đảo xinh đẹp này nằm dọc bờ biển giữa biên giới Việt Nam và Cam-pu-chia, nơi quý khách có thể đáp chuyến bay ngắn từ thành phố Hồ Chí Minh. Vào thời điểm mùa mưa trong năm ở phần lớn các khu nghỉ mát trên đất liền, thì thời tiết ở Phú Quốc vẫn luôn tuyệt vời. Mặc dù, có rất nhiều dự án và kế hoạch để phát triển hòn đảo này, nhưng hiện tại Phú Quốc vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp nguyên sơ của nó.
Vườn quốc gia Phú Quốc:
Đây là một trong những Vườn Quốc gia của Nam Bộ vẫn còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh, và cũng là địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn. Nơi đây còn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối, thác và núi đồi.
Quần đảo An Thới:
Ở phía nam đảo Phú Quốc là quần đảo An Thới. Quần đảo này có 15 hòn đảo lớn nhỏ nằm dọc theo hướng tây nam. Biển ở đây rất trong và sâu, có nơi sâu gần 30m. Du khách sẽ thấy nơi đây thích hợp cho các hoạt động du lịch như khám phá thiên nhiên, ngắm cảnh, câu cá, bơi và lặn biển. Một số đảo lớn trong quần đảo An Thới có tên Hòn Dân, Hòn Dừa, Hòn Rọi, Hòn Thơm, Vang, Móng Tay, Gầm Ghì, Mây Rút, Chân Quí.
Suối Đá Bàn:
Nằm cách trung tâm thị trấn khoảng 16 km về phía đông, suối Ðá Bàn – một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời với khí trời mát mẻ như vùng Ðà Lạt. Dòng nước bắt nguồn từ dãy núi cao đổ xuống qua những tảng đá lớn, bằng phẳng, kê đều nối tiếp nhau tạo thành con suối đá và nước, nên được gọi là suối Ðá Bàn. Suối Đá Bàn thơ mộng và đẹp như bức tranh thủy mặc.
Dinh Cậu:
Đây có thể được xem là biểu tượng của Phú Quốc, nơi có Thạch Sơn Điện với những nét kiến trúc cổ được xây dựng vào năm 1937, người dân Phú Quốc thường gọi là Miếu thờ Long Vương. Dinh Cậu hiện là điểm đến của khách du lịch với hàng trăm ngàn lượt người mỗi năm. Lên Dinh lắng nghe tiếng sóng rì rào mang đậm vị mặn mà của biển và trải lòng với thiên nhiên là điều thú vị rất riêng mà chỉ nơi này mới có.
3. DU LỊCH HÀ TIÊN - KIÊN GIANG:
Hà Tiên với nhiều cảnh đẹp đã là đề tài xướng họa của Tao đàn Chiêu Anh Các dưới thời Đô đốc Mạc Thiên Tứ cai quản xứ sở này. “Hà Tiên thập cảnh vịnh” ngày xưa có: Bình San điệp thúy (núi dựng một màu xanh), Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây), Đông Hồ ấn nguyệt (hồ phía đông in hình trăng), Châu Nham lạc lộ (cò về núi ngọc), Lộc Trĩ thôn cư (xóm quê Mũi Nai)…
Lăng Mạc Cửu:
Thông tin: Cụm di tích lăng Mạc Cửu bao gồm:
Núi Bình San khu tập tập trung lăng mộ của Khai Trấn Quốc Công Mạc Cử và các tướng sĩ đã theo giúp họ Mạc xây dựng và bảo vệ Hà Tiên.
Đền thờ họ Mạc, còn gọi là Mạc Công Miếu nơi ghi lại công lao của dòng họ Mạc đối với đất Hà Tiên.
Chùa Tam Bảo (sắc tứ Tam Bảo Tự):
Thông tin: Chùa được thành lập năm 1730, do Mạc Cửu sáng lập để mẹ của ông là Thái Bà Bà tu niệm, bấy giờ gọi là Tiêu Tự. Sau khi bà mất, ông đã cho đúc một tượng phật với một chuông bằng đồng để thờ và tưởng niệm đấng từ thân.
Chùa Phù Dung:
Chùa Phù Dung còn gọi là chùa Phù Cừ – tên một ái thiếp của Mạc Thiên Tích. Được Mạc Thiên Tích hết lòng yêu thương nên bà bị vợ Mạc Thiên Tích thù ghét, hãm hại. Khi bà đi tu, Mạc Thiên Tích xây dựng ngôi chùa này.